HOTLINE TƯ VẤN 0935 598 248
Địa chỉ Văn Phòng: 15 Hoàng Thị Ái, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Logia là gì? Phân tích chi tiết logia khác gì với ban công? sẽ là chủ đề chính mà TAT GREEN muốn chia sẻ đến bạn trong bài viết hôm nay. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích trong bài nhé!

Logia hay lô gia và những hình ảnh về chúng được khá nhiều người biết đến. Tuy nhiên, chi tiết kiến trúc này rất dễ nhầm lẫn với ban công. Vậy logia là gì? Đặc điểm của logia ra sao và có những điểm gì khác so với ban công.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những khái niệm cơ bản cũng như phân tích chi tiết về logia và bạn công nhé.

Logia là gì?

Logia hay lô gia là từ có nguồn gốc bắt nguồn từ tiếng Latinh “loggia”. Đây là một chi tiết kiến trúc dùng để chỉ hành lang hướng ra bên ngoài nhưng lại được xây dựng âm vào bên trong của mặt bằng nhà. Hiểu một cách đơn giản thì logia như là một ngăn kéo được bố trí thụt vào bên trong hộc bàn và không có bất kì bộ phận nào nhô ra bên ngoài.

Logia được chia thành 2 loại tương ứng với chức năng. Bao gồm:

– Logia nghỉ ngơi: thường kết nối với phòng khách hoặc phòng ngủ.

– Logia phục vụ: thường kết nối với phòng bếp hoặc nhà vệ sinh.

Đặc điểm và quy định về logia tại Việt Nam

Do được xây dựng thụt vào và tích hợp với mặt bằng công trình nên logia được che chắn rất cẩn thận. Đứng ở bên trong logia bạn chỉ nhìn được 1 mặt thoáng. Hai mặt bên là tường xây dựng che lại và bên trên là trần nhà hoặc sàn của tầng bên trên.

Ưu, nhược điểm của logia

– Ưu điểm

+ Đảm bảo khả năng riêng tư, độc lập và không ảnh hưởng đến các công trình khác

+ Khả năng chịu lực tốt do thiết kế thụt vào trong mặt bằng ngôi nhà và kết cấu tương tự với những chức năng khác

+ Tuổi thọ cao do ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường

+ Công dụng đa năng, diện tích thay đổi linh hoạt nên có thể trở thành không gian xanh trồng cây cảnh, phơi quần áo hoặc như một căn phòng thư giãn nho nhỏ.

 - Nhược điểm

+ Góc nhìn bị hạn chế hơn do chỉ có 1 mặt thoáng phía trước.

+ Chiếm dụng một phần diện tích của mặt bằng nên với những không gian nhỏ sẽ khá bất tiện.

Quy định về logia

Áp dụng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 323:2004 về Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế của Bộ xây dựng ban hành thì từ tầng 6 trở lên mọi công trình sẽ không được sử dụng ban công. Thay vào đó chỉ được sử dụng lô gia và đảm bảo lan can được xây dựng tối thiểu cao 1,2m trở lên đồng thời không được hở phần chân bên dưới.

Ngoài ra, logia còn phải đảm bảo các quy định cụ thể khác như sau:

– Lan can phải làm từ các vật liệu chống cháy nổ, đảm bảo độ bền và an toàn cho người sử dụng.

– Hạn chế sử dụng kính trong thiết kế logia dù với bất kỳ mục đích gì. Tuy là vật liệu trang trí đẹp mắt và hữu ích nhưng nó sẽ gây nguy hiểm, không đảm bảo an toàn khi xảy ra đổ vỡ.

Logia và ban công khác gì nhau

Sau khi biết được “logia là gì” và những đặc điểm của lô gia thì liệu bạn đã phân biệt được nó khác gì với ban công chưa. Nếu vẫn còn phân vân thì chúng tôi sẽ hệ thống lại chi tiết để bạn hiểu rõ hơn.

Ban công là gì?

Ban công là phần đua ra khỏi mặt bằng nhà, thường chỉ dùng cho các công trình thấp tầng như: thiết kế biệt thự, nhà phố, nhà vườn… Ban công có thể có hoặc không có mái che. Khi đứng ở ban công có thể nhìn được ra bên ngoài theo 2-3 hướng do có nhiều hơn 1 mặt thoáng.

So sánh ban công và lô gia

– Giống nhau:

+ Là một chi tiết kiến trúc trong xây dựng công trình nhằm phục vụ nhu cầu, tính thẩm mỹ và sở thích của từng gia chủ.

+ Có thể bố trí làm nơi thư giãn, giải trí và ngắm cảnh vật xung quanh công trình.

+ Được thiết kế bởi các vật liệu có kết cấu chịu lực, có khả năng chống thấm.

+ Đều phải thiết kế lan can để đảm bảo độ an toàn.

– Khác nhau:

+ Thiết kế logia thụt vào bên trong mặt bằng ngôi nhà, không có bất kỳ bộ phận nào nhô ra khỏi tường nhà. Còn ban công thiết kế vượt ra khỏi bề mặt ngôi nhà và mở rộng diện tích sử dụng ngoài mặt bằng.

+ Thiết kế logia chỉ có một mắt thoáng duy nhất nên chỉ có 1 hướng nhìn. Tuy nhiên tính an toàn và riêng tư cao. Còn ban công thiết kế thoáng mở có tầm nhìn tối đa không bị che chắn.

+ Kích thước logia có chiều cao 2-2.5m và tạo thành không gian như một căn phòng thu nhỏ. Nhưng thiết kế ban công chỉ khống chế từ 1-1.5m.

+ Mái che luôn luôn có với logia, có thể là sàn của tầng trên. Ban công không bắt buộc thiết kế có mái che, có thể để thoáng tùy nhu cầu người sử dụng.

+ Logia ứng dụng trong mọi công trình thấp tầng đến cao tầng. Nhưng ban công chỉ sử dụng cho các công trình thấp tầng như nhà phố, biệt thự.

 

Hình Ảnh Quảng Cáo